Di chúc của Bác Hồ và quá trình lưu trữ

dichuchcmĐộc đáo hành trình lưu giữ

Ngoài những nội dung trong Di chúc mang tính độc đáo, Di chúc của Hồ Chủ tịch còn có một quá trình lưu giữ, bảo quản cũng độc đáo không kém.

Vì những lý do khách quan, vào năm 1989, toàn văn Di chúc của Hồ Chủ tịch cũng như ngày mất của Người mới được công bố, bằng Thông báo của Bộ Chính trị khóa VI.

 

Sau ngày đó, đồng chí Vũ Kỳ, thư ký riêng của Bác Hồ đã công bố một số bài viết dưới dạng hồi ký với nhiều nội dung, trong đó, có những điểm nhấn: Các học trò xuất sắc của Hồ Chủ tịch đã vô cùng xúc động khi trái tim của vị lãnh tụ thiên tài ngừng đập. Nhưng rồi, cố trấn tĩnh trước đau thương quá lớn này, lần lượt Thủ tướng Phạm Văn Đồng và đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất, hỏi đồng chí Vũ Kỳ về việc Hồ Chủ tịch có để lại gì không.

Khi nghe đồng chí Vũ Kỳ trả lời “có”, Bí thư Thứ nhất Lê Duẩn, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đề nghị không được nói với ai và sẽ tổ chức cho đồng chí Vũ Kỳ trình tài liệu “Tuyệt đối bí mật” trước Trung ương.

Chiều 3/9/1969, BCH Trung ương Đảng đã họp hội nghị bất thường. Với trách nhiệm thiêng liêng với Chủ tịch Hồ Chí Minh, với Đảng và với nhân dân, đồng chí Vũ Kỳ đã nghiêm cẩn mang tài liệu “Tuyệt đối bí mật” đi cùng các đồng chí trong Bộ Chính trị, bước vào hội trường trao lại cho BCH Trung ương. Từ thời khắc đó, Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã không còn nằm ở Văn phòng Chủ tịch nước nữa.

TS Lưu Trần Luân, NXB Chính trị Quốc gia, một trong rất ít người may mắn được giao nhiệm vụ tham gia vào quá trình xuất bản toàn văn Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh lần đầu tiên vào năm 1989, sau khi Ban Bí thư ra Thông báo “Về một số vấn đề liên quan đến Di chúc và ngày qua đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, đã kể lại trong một nghiên cứu của mình: “Sau này, chúng ta được biết khi đồng chí Vũ Kỳ trao lại Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho Trung ương, Bộ Chính trị đã quyết định chọn một người được tuyệt đối tin tưởng là một đồng chí là Ủy viên Bộ Chính trị lưu giữ.

Trước khi đồng chí qua đời, các cơ quan chức năng đã thu lại tài liệu “Tuyệt đối bí mật” này trong két sắt tại nhà riêng của đồng chí và Bộ Chính trị tiếp tục giao cho một Ủy viên Bộ Chính trị khác quản lý.

Đến cuối năm 1989, Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh mới được giao lại cho cơ quan chức năng là Cục Lưu trữ, Văn phòng Trung ương Đảng bảo quản. Từ đó đến nay, Di chúc của Người đã được lưu giữ tuyệt đối cẩn trọng”
Bản di chúc được giới thiệu tại bảo tàng Hồ Chí Minh chỉ là bản photo copy màu

Theo CNAN Online

 

Bình luận về bài viết này